Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Chất liệu sụn sử dụng trong nâng mũi

Ngày nay, cùng với sự phát triển của y học và công nghệ làm đẹp, không khó để có được chiếc mũi cao, đẹp tự nhiên hài hoàn với khuôn mặt. Tuy phẫu thuật nâng mũi là một tiểu phẫu nhỏ nhưng lại đòi hỏi cao về chuyên môn, tay nghề của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ và chất liệu sụn sử dụng để nâng mũi.Vì vậy, để có được kết quả nâng mũi đẹp và an toàn, việc tìm hiểu về chất liệu sụn trong nâng mũi là một điều rất cần thiết.

Nâng mũi
Hiện nay có 2 loại sụn sử dụng trong phẫu thuật nâng mũi là sụn nhân tạo và sụn tự thân.
1. Sụn nhân tạo 
Chất liệu silicone định hình là chất liệu được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong ngành thẩm mỹ để cấy, độn vào cơ thể.
Ưu điểm là dễ tạo hình, chi phí thấp, dễ thay thế, được làm với nhiều form dáng, kích cỡ khác nhau để phù hợp với tất cả khuôn mặt.
Ngoài ra, silicone có độ bền, trơ cao nên hình dạng luôn luôn được giữ nguyên. Đặc biệt chất liệu silicone hai khấc tạo sự mềm mại và dáng mũi rất tự nhiên nhờ khớp nối hai khấc.
Tuy nhiên, chất liệu này cũng có nhược điểm vì có độ trơ lỳ cao nên khả năng bám dính vào cơ thể khó, nên sau một thời gian chất liệu bị tụt, tỳ đè lên vùng mũi gây bóng đỏ.
Nếu quyết định sử dụng chất liệu này bạn nên lựa chọn loại silicone cao cấp với khớp nối hai khấc và đầu tiếp xúc sụn mềm. Sẽ hạn chế được tối đa hiện tượng căng cứng đầu mũi. Sử dụng chất liệu silicone kém chất lượng hiện tượng đào thải chất liệu của cơ thể càng cao
2. Sụn tự thân
 Do các nhược điểm của chất liệu độn mũi nhân tạo mà hiện nay xu hướng trong phẫu thẩm mỹ mũi hiện đại hầu hết đều lựa chọn sụn tự thân để làm chất liệu nâng mũi và tạo hình mũi thay cho chất liệu độn mũi nhân tạo.
Tùy vào đặc điểm và dáng mũi của mỗi người cũng như nhu cầu và điều kiện của từng người mà bác sĩ sẽ tư vấn lựa chọn loại sụn nào cho phù hợp nhất.
Sụn vách ngăn mũi: là chất liệu chuẩn cho nâng sống mũi vì ít biến chứng, dễ tạo hình. Khi cần nâng sống mũi ở mức độ ít hoặc vừa phải, sụn vách ngăn mũi là thích hợp nhất. Có thể lấy sụn vách ngăn mũi qua đường mổ nằm ở trong lỗ mũi hoặc đường mổ ở bên ngoài mũi.
Sụn ở vành tai: với đường mổ ở sau tai, ta có thể dễ dàng lấy sụn ở loa tai. Sẹo mổ nằm sát ngay rảnh sau tai (cách 3-4mm) nên rất khó nhận thấy sau mổ. Không có bất kỳ biến dạng nào ở tai.
Sụn sườn: thường lấy sụn sườn số 6 hoặc 7 hoặc cả hai. Thường lấy sụn ở bên phải. Đường rạch dài 3 cm, ngay ở nếp vú nên thường được che khuất. Lấy một đoạn sụn sườn dài 5-7 cm. Để tránh cong vênh của sụn, người ta lầy phần lỏi trung tâm của sụn sườn dùng để nâng sống mũi. Ngâm phần lỏi sụn sườn 20 phút trong khi gọt. sau đó, xem lại có cong vênh xuất hiện?. Hiện tượng cong vênh thường xuất hiện 20-30 phút đầu sau khi gọt sụn. Nếu thấy có cong vênh của sụn sườn, gọt sụn ở mặt lỏm của sụn để làm mất đi các lực làm biến dạng sụn. Thường đau ít-vừa phải và bệnh nhân có thể về nhà ngay sua khi lấy sụn.
Ưu điểm của sụn tự thân là kết quả phù hợp với dáng mũi người Châu Á. Mảnh ghép nâng mũi rất bền vững. Mảnh sụn ghép có khả năng chống lại nhiễm trùng và hòa nhập vào mũi nên không bị di lệch khi va chạm như mảnh ghép bằng silicone. Sụn không bị tiêu theo thời gian và  giúp tăng cường cấu trúc làm cho bệnh nhân cảm thấy thở dễ hơn trước mổ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét